Nguyễn Thị Anh Hoa: tháng 5 2014

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

33 ỨNG HÓA THÂN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM (P1/3)


Chúng ta luôn cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát mỗi khi lâm vào khổ nạn.

Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy vào từng hoàn cảnh cần cứu giúp của chúng sinh mà tùy nghi hiển hiện các hóa thân khác nhau cả thân nam lẫn thân nữ.

Các ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát dựa trên sự truyền miệng mang tính chất tín ngưỡng chứ không xuất phát từ kinh sách hay trong lịch sử như Đức Phật Như Lai.

Vậy bạn có biết ngài có bao nhiêu ứng hóa thân ? Tương truyền ngài có đến 33 ứng hóa thân.

Trong 33 ứng hóa thân đó, có 5 ứng hóa thân nữ và 28 ứng hóa thân nam. 

             1.    Cáp Lỵ Quán Âm: Tương truyền rằng, vua Đường Văn Tông rất ưa chuộng món ăn từ con sò. Một ngày kia, vua bắt được một con sò rất lớn. Tuy nhiên, không ai có thể mở tách được vỏ con sò. Nhà vua thấy lạ bèn đốt hương khấn vái, con sò liền biến thành Quán âm Đại Sư. Nhà vua nhận biết rằng ngài đã mươn thân để giảng pháp. Ngay sau đó, nhà vua vái lạy và truyền ban chiếu chỉ cho chùa chiền khắp đất nước đúc tượng vị Đại Sư này. Đó chính là Cáp Lỵ Quán Âm.



       2.     Đa La Quán Âm: Với tâm nguyện dùng lòng từ bi để trừ khổ não, hóa độ, giúp chúng sanh tăng niềm tin vào Phật pháp, Đa La Quán Âm hiện thân nữ, mặc y trắng, tướng mạo trang nghiêm, hai tay chắp lại cầm hoa sen xanh.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.



Trong kiếp nhân sinh, bất cứ khi nào bị tai nạn hay lâm vào cảnh cùng khó, chúng ta đều cầu cứu đến Bồ Tát Quán Thế Âm. Người là đại diện cho tình mẹ bao la luôn lắng nghe âm thanh kêu cứ từ con của mình và vì thế có hiệu là Quán thế âm Bồ tát (Vị Bồ tát luôn lắng tai nghe âm thanh kêu cứu từ chúng sinh cùng khổ)



Vì sao có nhiều ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm?

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

NGHIỆP LÀ GÌ?

DÒNG NGHIỆP CHƯỚNG - BÀI THUYẾT PHÁP CỦA THẦY THÍCH PHƯỚC TIẾN

Nghiệp chướng – là từ mà chúng ta thường nghe nói hằng ngày nhằm ám chỉ những việc không như ý muốn mà con người phải chấp nhận. Hay nói một cách khác, nghiệp gắn liền với những sự việc mang tính tiêu cực.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn  trời gần trời xa.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Vậy nghiệp là gì, nghiệp có phải chỉ bao gồm những bất hạnh và khổ đau mà con người phải gánh chịu ?
Cùng lắng nghe phần thuyết pháp của đại đức Thích Phước Tiến để hiểu rõ hơn về dòng nghiệp chướng.




Theo Phật học, chữ Nghiệp được hiểu là hành động có tác ý (chữ  Kamma  theo tiếng Pàli, karma theo tiếng Sanskrit). Như vậy, nghiệp là hành động tạo tác  bắt nguồn từ tâm, thông qua  tam nghiệp : thân, khẩu và ý. Vì thế,  có thể hiểu  nghiệp là hành động có chủ ý, phát sinh từ tâm.