Nguyễn Thị Anh Hoa: tháng 8 2013

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY

Ăn chay ngày nay được nhắc đến một cách phổ biến, không chỉ tại các nước Á Đông, cái nôi của văn hóa Phật giáo mà còn phổ biến ở phương Tây xa xôi.

Cách thức ăn chay, các qui định hình thức về thế nào là ăn chay, món nào được phép ăn, vật nào không được phép,.... đang là vấn đề được bàn cãi sôi nổi và khá gay gắt. 

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu lên ý nghĩa cao đẹp của việc ăn chay theo giáo lý nhà Phật. Đây là kim chỉ nam cho mọi người khi phát tâm ăn chay.

- Ăn chay để tránh sát sinh : con người và các loài động vật đều có quyền được sống dưới ánh sáng chan hòa của vũ trụ. Vì thế ăn chay là thể hiện sự tôn trọng mạng sống của chúng sinh như chính mạng sống của mình.

An chay giup bao ve mang song cac loai vat
Ăn chay là tôn trọng mạng sống của chúng sinh
- Ăn chay để tránh trả quả nghiệp xấu : Các loài vật cũng cần sự sống như con người. Vì sự sống của thân mình, chúng ta phải vay mượn mạng sống của chúng sinh để nuôi thân. Tránh sát sinh, bớt ăn thịt cá để tránh vay mượn mạng sống của chúng sinh là một cách để giảm gánh nặng nghiệp quả về sau.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

PHÓNG SINH LÀ GÌ ?

Mỗi năm đến tháng 7 âm lịch tôi lại rất sợ bắt gặp hình ảnh nhiều chú chim non yếu ớt chỉ chờ đợi cái chết sau nhiều lần "được phóng sinh".
 
chim phong sinh toi nghiep
Sự sống hay cái chết củ các chú chim này phụ thuộc vào chúng ta
Phóng sinh theo tinh thần Phật giáo là hành động nhằm nuôi dưỡng từ tâm trong mỗi chúng ta. Phóng sinh là việc tôn trọng sự sống của chúng sinh muôn loài, ra tay cứu giúp chúng sinh khi chúng lâm cảnh khó khăn, lâm nạn.Việc phóng sinh thật sự chỉ có ý nghĩa khi xuất phát từ lòng từ tâm, nỗi đồng cảm và sự xót thương trước một sinh linh yếu đuối đang gặp nạn.Vì thế, tùy duyên, phóng sinh thường không xuất phát từ chủ tâm mà là bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu chúng ta gặp các hoàn cảnh thương tâm.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Điểm tương đồng của TAM TUỆ HỌC & quan điểm giáo dục phương Tây


Ngay từ thuở ấu thơ và nay -  đến khi trưởng thành, trong đầu tôi luôn nảy sinh câu hỏi tại sao, như thế nào... khi mới nghe một điều gì đó. Có lúc tôi có thể đặt câu hỏi với người khác nhưng có lúc không dám vì sợ làm mất lòng hoặc sợ họ nghĩ mình không tin tưởng vào điều họ nói.Thật tế không phải vậy, chẳng qua mình chỉ muốn tìm hiểu để đạt đến  chữ BIẾT mà thôi. 

Tiếp  xúc với nhà Phật, mình như bắt được vàng khi biết ngài khuyên mọi người cách phát triển trí tuệ thông qua tam tuệ học : VĂN - TƯ -TU.


Trong đó, văn tuệ là trí tuệ phát triển qua việc lắng nghe, đọc, tiếp thu thông tin. Tư tuệ là trí tuệ lớn dần qua việc tư duy, suy ngẫm, quán chiếu, liên hệ kiến thức với thực tế. Tu tuệ là sự phát triển tròn đầy của trí tuệ thông qua việc lắng nghe, tư duy và thực hành tu tập.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Hoa trôi trên sóng nước



Tôi viết bài này như một lời cảm ơn đối  với tác giả cuốn sách HOA TRÔI TRÊN SÓNG NƯỚC -  Ni sư Satomi Myodo và dịch giả Nguyên Phong - dịch giả yêu thích nhất của tôi trong dòng sách khai tâm.

Hoa trôi trên sóng nước


Tôi mua cuốn sách này từ 2 năm trước, tôi có đọc vài trang nhưng sau đó quên luôn. Hôm nay, cũng thật tình cờ, tôi lại lôi ra đọc lại. Kỳ lạ thay, tôi đọc hết cuốn sách trong ngày. Và, cuối cùng trong đầu tôi như có dòng chảy suy tư của chính tác giả. Bà sống trước tôi cả nửa thế kỷ thế nhưng những trãi nghiệm của bà như mới vừa hôm qua.