Nguyễn Thị Anh Hoa: 2013

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

CHO VÀ NHẬN.

Cho và nhận - Mùa đông là mùa lạnh nhất trong năm. Nhưng mùa đông cũng là mùa của yêu thương, mùa của sự sẻ chia ấm áp. Không ai trên quả đất mà không thèm những vòng tay yêu thương thật sự. mọi giá trị vật chất chẳng thể làm ấm lòng bằng một bờ vai cho ta dựa đỡ, một cánh tay đưa ra cho ta nắm chặt và đôi khi chỉ là ánh mắt cảm thông câm lặng.

Cho và nhận là hai phạm trù tưởng như khác nhau, đối lập nhau nhưng kỳ thực người cho hay nhận đều là người hạnh phúc nếu hành động này có động lực từ sâu thẳm trong tim.



Một trái tim rộng mở sẽ cảm nhận năng lượng ấm áp từ người đối diện dù ta đang cho hay đang nhận. Đừng vội vã kết luận rằng tôi cho nhiều quá nhưng sao chẳng nhận được gì. Có phải bạn đã quên hay thờ ơ với rất nhiều biểu hiện thoảng qua trong cuộc đời. Sống trong cõi nhân gian này không ai là không từng đón nhận sự cho đi từ người khác. 

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Ý NGHĨA HOA VÔ ƯU



-          - Bạn thường thấy nhiều trước nhiều chùa ở Việt nam  có bảng tên  Vô ưu tự ?
-          - Bạn cũng nghe nhiều về truyền thuyết Phật đản sinh dưới gốc cây vô ưu ?
-          - Bạn cũng nghe nói một tên khác của loài hoa này là Sala ?


     Cây Sala hay cây Vô ưu là loại cây gắn liền với Phật giáo. Bạn có thể tìm thấy cây này ở rất nhiều chùa ở Thái Lan, Campuchia, Nepal, Myanmar và cả Việt nam. Tuy không phải chùa nào cũng có, nhưng hầu như người Phật tử nào cũng biết đến cây Sala như một loài cây gắn liền với sự đản sinh của Đức Phật.


 
Hoa vo uu - sala flower
Hoa vô ưu

I.Hoa vô ưu trong truyền thuyết Phật giáo :

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

SHAMBALA LÀ GÌ ?



Shambala ( còn có cách viết khác là Shamballa hay Shambhala,..) là một vương quốc huyền thoại trong Phật giáo Mật tông Tây tạng. Đó là nơi con người có thể tìm thấy an bình trong cõi lòng mình. 


Shambala hay Shangri la vung dat huyet thoai


Theo nhiều truyền thuyết Shambala có thể nằm ở một vùng đất Tây Á gắn liền với sự phát sinh của đạo Phật.
Shambala còn là tên gọi vùng đất thiêng liên quan đến nhiều Tôn giáo và nền văn hóa khác nhau :

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

KIẾN THỨC ĐẾN TỪ SÁCH

- Bạn là người rất thích đọc sách ?
- Bạn cảm thấy mình học hỏi rất nhiều kiến thức từ sách ?

Tôi cũng như bạn. Tôi là người rất ham đọc sách. Từ thuở nhỏ, tôi đã nhận ra rằng mình rất muốn có thêm nhiều kiến thức, tôi cảm thấy mình " đói" chữ.

Khi bắt đầu biết đọc, vào năm 1979, khi tôi vào lớp một, tôi đã ngày đêm đọc bất cứ chữ nào lướt qua mắt tôi, kể cả những thứ tôi không hiểu gì. Tôi đọc hết cuốn tập đọc lớp 1 của tôi, tôi mượn thêm tất cả sách của anh và chị tôi. Khi anh tôi đọc bài học thuộc lòng, bao giờ tôi cũng thuộc trước dù chẳng cần giở sách ra đọc bài đấy nằm ở trang nào.

Kế đến, nguồn chữ của tôi là từ các tờ giấy báo - thường được người ta gói bánh mì hay gói xôi, tôi đi đâu cũng lượm giấy về đọc. Ba tôi rất tức giận vì tôi đọc cả báo của "Cộng sản". Ông cấm tôi đọc bất cứ thứ gì ngoài các quyển sách tập đọc. Ông sợ đầu óc các con bị "đầu độc". Mặc dù tôi thừa hưởng tính ham học hỏi từ ông - một người giáo viên chế độ cũ.

Thế nhưng cuốn tập đọc ấy tôi gần như thuộc lòng và luôn cảm thấy "đói". Tôi lén ông đi mượn những anh chị lớn các loại giấy có chữ mà họ có, từ sách, báo, truyện. Tôi cũng lén ông lên sân thượng ngồi đọc hằng tiếng đồng hồ. Có lúc tôi ngồi dưới gốc trụ đèn công cộng vàng vọt để đọc và có lẽ tôi bị cận sớm cũng vì như thế vì nhà tôi không ai bị cận và cũng đâu có xem TV hay chơi game nhiều như trẻ em bây giờ.

Khi tôi học lớp 3, một anh hàng xóm của tôi có quầy cho thuê truyện - vào thời điểm đó, các loại sách in trước 1975 đều bị cấm, các quầy thuê truyện mọc lên với vài cuốn sách mới, còn hầu hết cất giữ bên trong là các sách cũ. Thấy tôi ham đọc sách, anh cho tôi lục tìm các cuốn sách anh có và không tình tiền. Tôi lo sợ nhất khi đọc sách là sợ ba tôi phát hiện. Ông tuyên bố trước là sẽ xé bất cứ thứ gì tôi đọc trừ sách giáo khoa.

Tôi đã 2 lần bị xé truyện mượn được, nhìn tôi nước mắt ngắn, nước mắt dài, anh hàng xóm cho qua mọi chuyện. Từ đó tôi không dám đem truyện về nhà đọc.

Tôi đọc rất nhanh và không từ một chủng loại nào cả, lúc đó, phổ biến nhất có hai loại sách mà nhiều người tìm thuê là sách truyện văn học nước ngoài như : Nữ tu sĩ, Không gia đình, Đồi gió hú, Jenny Ghechac, Lâu đài người bán nón, Phi trường, .... và  truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung : Thần điêu đại hiệp, Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Cô gái Đồ long, Tiếu ngạo giang hồ,..và cả những truyện tranh như Xì trum, Phong thần,...
 
Truyen van hoc nuoc ngoai cu xua 198x
Các tác phẩm văn học nước ngoài

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

HIỂU VÀ CHẤP NHẬN CHÍNH MÌNH

Con đường tâm linh - Hiểu và chấp nhận chính mình là bước đi đầu tiên và khó khăn nhất trong quá trình phát triển tâm thức của mỗi chúng ta.


Con duong tam linh 3 - Nguyen Thi Anh Hoa

Cuộc sống hàng ngày vội vã cuốn con người chạy về phía trước. Chúng ta chạy mãi, chạy mãi và hầu như không biết điểm dừng.

Đâu đó trong hành trình dài dằng dặt ấy, có đôi lúc tôi nhìn lại mình và ngẫm ra, quả thật mình chưa bao giờ hiểu hay chấp nhận mình giống như bản chất mình vốn có.

Mình dễ dàng cho qua lỗi lầm của người khác, luôn âm thầm tìm lý do biện minh cho hành động của họ, nhưng lại ít tha thứ cho mình. Mình luôn quy kết lỗi về phần mình trong phần lớn các trường hợp.

Mình vẫn biết, nếu thấy lỗi của mình thì mình mới có cơ hội sửa sai hay học hỏi phát triển. Với nhiều người đó là sự thể hiện trách nhiệm, là uy tín, là tình thương, là đạo đức,... nhưng ở mình đôi khi là sự đòi hỏi thái quá về bản thân.

Con duong tam linh 2 - Nguyen Thi Anh Hoa


Hơn nửa đời người mình nhìn lại, mình chẳng phải vĩ nhân để không phạm sai lầm. Mình chẳng phải là Đức Phật hay Đấng Jesus Christ  để đủ giác ngộ nhận chân các sự việc. Mình cũng chẳng phải Quán Thế Âm để đủ bao dung cho tất cả.

Mình chỉ là con người, con người bình thường đang trên đường học đạo. Mình vẫn còn rất nhiều điểm khiếm khuyết cần hoàn thiện.


Con duong tam linh 1


Mình học để hiểu và chấp nhận con người mình với tất cả các khiếm khuyết và ưu điểm vốn có. Đi trên đường đạo là học cách để tu sửa chứ không chắc rằng mình hoàn hảo để không vướng lỗi lầm, nhất là trong kiếp này. 

Con đường tâm linh còn dài phía trước, rất dài,....

Nhang tram huong Ky Anh nguyen chat cao cap



Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY

Ăn chay ngày nay được nhắc đến một cách phổ biến, không chỉ tại các nước Á Đông, cái nôi của văn hóa Phật giáo mà còn phổ biến ở phương Tây xa xôi.

Cách thức ăn chay, các qui định hình thức về thế nào là ăn chay, món nào được phép ăn, vật nào không được phép,.... đang là vấn đề được bàn cãi sôi nổi và khá gay gắt. 

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu lên ý nghĩa cao đẹp của việc ăn chay theo giáo lý nhà Phật. Đây là kim chỉ nam cho mọi người khi phát tâm ăn chay.

- Ăn chay để tránh sát sinh : con người và các loài động vật đều có quyền được sống dưới ánh sáng chan hòa của vũ trụ. Vì thế ăn chay là thể hiện sự tôn trọng mạng sống của chúng sinh như chính mạng sống của mình.

An chay giup bao ve mang song cac loai vat
Ăn chay là tôn trọng mạng sống của chúng sinh
- Ăn chay để tránh trả quả nghiệp xấu : Các loài vật cũng cần sự sống như con người. Vì sự sống của thân mình, chúng ta phải vay mượn mạng sống của chúng sinh để nuôi thân. Tránh sát sinh, bớt ăn thịt cá để tránh vay mượn mạng sống của chúng sinh là một cách để giảm gánh nặng nghiệp quả về sau.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

PHÓNG SINH LÀ GÌ ?

Mỗi năm đến tháng 7 âm lịch tôi lại rất sợ bắt gặp hình ảnh nhiều chú chim non yếu ớt chỉ chờ đợi cái chết sau nhiều lần "được phóng sinh".
 
chim phong sinh toi nghiep
Sự sống hay cái chết củ các chú chim này phụ thuộc vào chúng ta
Phóng sinh theo tinh thần Phật giáo là hành động nhằm nuôi dưỡng từ tâm trong mỗi chúng ta. Phóng sinh là việc tôn trọng sự sống của chúng sinh muôn loài, ra tay cứu giúp chúng sinh khi chúng lâm cảnh khó khăn, lâm nạn.Việc phóng sinh thật sự chỉ có ý nghĩa khi xuất phát từ lòng từ tâm, nỗi đồng cảm và sự xót thương trước một sinh linh yếu đuối đang gặp nạn.Vì thế, tùy duyên, phóng sinh thường không xuất phát từ chủ tâm mà là bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu chúng ta gặp các hoàn cảnh thương tâm.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Điểm tương đồng của TAM TUỆ HỌC & quan điểm giáo dục phương Tây


Ngay từ thuở ấu thơ và nay -  đến khi trưởng thành, trong đầu tôi luôn nảy sinh câu hỏi tại sao, như thế nào... khi mới nghe một điều gì đó. Có lúc tôi có thể đặt câu hỏi với người khác nhưng có lúc không dám vì sợ làm mất lòng hoặc sợ họ nghĩ mình không tin tưởng vào điều họ nói.Thật tế không phải vậy, chẳng qua mình chỉ muốn tìm hiểu để đạt đến  chữ BIẾT mà thôi. 

Tiếp  xúc với nhà Phật, mình như bắt được vàng khi biết ngài khuyên mọi người cách phát triển trí tuệ thông qua tam tuệ học : VĂN - TƯ -TU.


Trong đó, văn tuệ là trí tuệ phát triển qua việc lắng nghe, đọc, tiếp thu thông tin. Tư tuệ là trí tuệ lớn dần qua việc tư duy, suy ngẫm, quán chiếu, liên hệ kiến thức với thực tế. Tu tuệ là sự phát triển tròn đầy của trí tuệ thông qua việc lắng nghe, tư duy và thực hành tu tập.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Hoa trôi trên sóng nước



Tôi viết bài này như một lời cảm ơn đối  với tác giả cuốn sách HOA TRÔI TRÊN SÓNG NƯỚC -  Ni sư Satomi Myodo và dịch giả Nguyên Phong - dịch giả yêu thích nhất của tôi trong dòng sách khai tâm.

Hoa trôi trên sóng nước


Tôi mua cuốn sách này từ 2 năm trước, tôi có đọc vài trang nhưng sau đó quên luôn. Hôm nay, cũng thật tình cờ, tôi lại lôi ra đọc lại. Kỳ lạ thay, tôi đọc hết cuốn sách trong ngày. Và, cuối cùng trong đầu tôi như có dòng chảy suy tư của chính tác giả. Bà sống trước tôi cả nửa thế kỷ thế nhưng những trãi nghiệm của bà như mới vừa hôm qua.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tình bạn - nhân duyên của chúng ta !


Người Ấn độ có câu : Mỗi người ta gặp trong cuộc đời là những người chúng ta cần gặp.

Thực tế cuộc sống của chúng ta, mỗi giai đoạn, mỗi môi trường sống chúng ta có thể có những người bạn khác nhau. Có những người mình chỉ có cảm thấy thân quen trong một khoảng thời gian nào đó. Nhưng cũng có những người mình sẽ thấy thân thuộc cho đến cuối cuộc đời dù có những giai đoạn chẳng thể gặp nhau hay không gặp gỡ nhau thường xuyên.

Friendship - Tinhban - nhan duyen cua chung ta
Tình bạn - Nhân duyên của chúng ta 


Mỗi người bạn sẽ giúp cho mình hiểu thêm một khía cạnh trong cuộc sống. Có những người có suy nghĩ đồng cảm với mình nhưng cũng có những người không suy nghĩ khác mình hay thậm chí trái mình. Nhưng đã là bạn, tình thương với nhau mới là quan trọng nhất.

Trong cuộc sống này, mình có duyên gặp gỡ thật nhiều bạn thân. Âu cũng là phần phước ! Cám ơn cuộc đời, dù bạn có xa hay gần thì bạn vẫn là bạn. Mình luôn cần đến tình cảm này dù chúng ta có bất đồng đi chăng nữa !

Nguyễn Thị Anh HoaJenny Nguyen

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

VIẾT CHO NGƯỜI MÃI XA

Sáng nay, mưa rả rích ngoài song cửa, mình chợt nhớ đến ngày ra đi đột ngột không hẹn ngày về của bạn hơn 2 tháng trước ở nước Mỹ xa xôi. Bài viết dưới mình đã đăng trên FB vào ngày mình biết hung tin, sau đó mình đã xóa khỏi timeline.

 

 Chiều qua, lại thêm một tin về sự ra đi của một người chị mình không thân nhưng rất quen trong một cộng đồng mình tham gia. Chị mất khi mới ngoài 50, cũng đã qua đi một kiếp người !

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Ngón tay chỉ trăng




Cuộc  đời của mỗi người là chuỗi những bài học nối tiếp nhau. Có những bài học chúng ta tự “ngộ” ra nhưng cũng có nhiều bài học được truyền giảng hay dẫn dắt từ những vị thầy.

Thầy ở đây được hiểu trong phạm vi rất rộng không giới hạn chỉ với người thầy trong học đường thông thường. Đó là những vị hiểu biết hơn ta về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, người thầy quan trọng nhất trong chuỗi quá trình học hỏi của cả đời người chúng ta là những vị thầy tâm linh.




Thông thường đã gọi là thầy thì chúng ta một mực kính trọng và đôi khi xem như thần tượng. Chính vì vậy hầu như đối với những người thầy trong cuộc đời, chúng ta thường rất khe khắt về chuẩn mực đạo đức theo nghĩa thông thường nhất.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Cách sống của người phương Tây dưới góc độ Phật giáo.


Trong suy nghĩ của người phương Đông, cách sống của người phương Tây rất khác biệt, thậm chí không có chiều sâu như nét văn hoá thâm trầm của người phương Đông.

Thế nhưng, trong cách sống của người phương Tây, tôi lại thấy một số tương đồng với  triết lý đạo Phật mặc dù họ hầu như không biết nhiều về đạo Phật hay các nền văn hoá phương Đông nói chung.

1. Nhìn nhận và tôn trọng con người như một cá thể độc lập : Trong xã hội, một con người là một cá thể độc lập và mọi người cần  tôn trọng sự độc lập đó. Đức Phật đã  dạy rằng mỗi người có nghiệp riêng của mình. Cuộc sống sướng khổ của mình là do kết quả của hành vi sống của mình trong kiếp  hiện tại và nhiều kiếp trước đó. Không ai có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống sướng khổ của mình nếu như không có duyên nợ với nhau. Các cá thể được sinh ra và cùng sống với nhau dưới một gia đình thực chất cũng có duyên có nợ hay cộng nghiệp với nhau. Quan hệ cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè ... cũng là do duyên nợ. Vì thế, con cái không phải thuộc sở hữu của mình và người làm cha mẹ không nên quá lo lắng hay định đoạt tương lai của những đứa con. Không ai chuyển nghiệp cho ai được cả, vì thế đứa con phải tự đi trên đôi chân của mình, nhất là sau khi được xem là hết tuổi vị thành niên.
   
 

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Thế giới tâm linh trong mắt tôi – phần 1




Trong xã hội hiện nay, thông thường, các vấn đề về thế giới tâm linh thường được xem là đồng nhất với các quan niệm mê tín dị đoan. Có nghĩa là các vấn đề được phân thành 2 nhóm : khoa học và phi khoa học. Phi khoa học được xem là phi lý, không có thật, hoang tưởng .. hay trình độ khoa học kém….





Lấy các chuẩn mực khoa học làm hệ qui chuẩn xã hội, ta thấy các vấn đề về thế giới tâm linh có thể được đánh giá với 2 mức độ rất khác nhau : Vượt trên khoa học hoặc dưới chuẩn mực khoa học (mê tín dị đoan).

CON ĐƯỜNG HỌC HỎI




Từ bé tôi là người rất ham tìm hiểu. Mọi sự vật hiện tượng đều bị tôi đem ra mổ xẻ và luôn luôn tìm câu trả lời cho những thắc mắc mang tên TẠI SAO của mình. 



Có những câu hỏi theo tôi vào giấc ngủ và câu trả lời cũng đến trong những lúc nửa ngủ nửa mơ. Không biết có ai giống tôi không, nhưng tuổi học trò tôi không mất quá nhiều thời gian để học bài. Ngoài việc hiểu ngay trên lớp, còn lại thì trước lúc ngủ - nhất là ngủ trưa – tôi đem ra đọc lại một lần và ngủ. Khi tỉnh giấc thì tất cả bài học đã biến thành kiến thức của mình.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT ?


Phật giáo Tây tạng - Đây là câu chuyện của  Leonardo Boff - một trong những người cải cách thần học giải phóng người Brasil – về cuộc đối thoại ngắn với đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật giáo Tây tạng bên lề một hội thảo thảo bàn tròn về tôn giáo và sự tự do

Khi tôi hỏi :
-          Thưa ngài tôn giáo nào là lớn nhất ?

Tôi nghĩ ngài sẽ nói :” Phật giáo Tây tạng hoặc các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Kito giáo nhiều”

Đức Đạt Lai  Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười nhìn vào mắt tôi, điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh. Người trả lời :

-          Tôn giáo nào là tôn giáo đưa anh đến gần với Đấng tối cao nhất, là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn ?

Để giấu sự bối rối của tôi trước một câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi

-          Cái gì làm tôi tốt hơn ?

Đức Đạt Lai Lạt Ma


Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

BÀI HỌC VỀ TÂM THỨC




Thiền - Có rất nhiều bài học được rút ra từ trãi nghiệm cuộc sống của chúng ta. Dưới đây mình xin chia sẻ 2 bài học về tâm thức.


TÂM THỨC – BÀI HỌC 1 

Một ngày kia, chú bướm thoát khỏi vỏ kén và bay lên. Chú vô cùng thích thú khi thấy trời xanh mây  trắng rộng lớn. Thế giới của chú bây giờ không chỉ gói gọn trong cái kén xinh đẹp, ấm áp và an toàn kia nữa. Chú nhận ra thế giới thật sự mới đẹp đẽ và thú vị làm sao.

Chợt nhìn quanh, chú thấy các bạn mình hãy còn nằm trong những chiếc kén nhỏ bé tương tự như chú mới đây thôi. Chú thấy thương cảm làm sao. Ước gì các chú bướm khác cũng có thể thấy được khoảng trời bao la này nhỉ.

Với tấm lòng tốt của mình, chú cố gắng đánh thức và giúp bạn thoát ra khỏi vỏ kén. Nhưng thật ngạc nhiên, bạn chú không thể bay lên như chú và cũng không cảm nhận được cái bao la của đất trời như chú nghĩ. Và  cuối cùng, không chịu nổi sự khắc nghiệt của môi trường xung quanh, bạn chú đã mãi mãi ra đi….

Tâm thức chỉ có thể thay đổi qua quá trình trãi nghiệm và tự rút kinh nghiệm. Mọi sự giúp sức đều chỉ mang tính trợ duyên, tham khảo.

Tâm thức không dễ thay đổi khi chưa cơ thể vật lý chưa được chuẩn bị đầy đủ.






KHI NGƯỜI ĐI XA....





Trong cuộc đời mỗi người đều ít nhiều có nhân duyên với người mình gặp trên đường đời. Có người gặp nhau rất vui vẻ, hạnh phúc, nhưng chỉ thoáng qua và gần như không bao giờ gặp lại. Có người tuy không gặp rất lâu nhưng mình thấy giống như đang ở bên cạnh, có người ngỡ là không gặp lại thế mà duyên trời gặp gỡ lại một cách thật tình cờ.

Đã bao nhiêu năm trôi qua trong cuộc đời mình, mình đã giảm cảm xúc khi chia tay ai đó, khoảng cách địa lý không còn là điểm quá trở ngại khi muốn liên lạc và biết về nhau. Thế nhưng khoảng cách âm dương thì thật là mình chưa thể xem như không.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

CHANIWA - VƯỜN TRÀ PHONG CÁCH NHẬT BẢN



Chaniwa là loại vườn được tìm thấy nhiều nơi  trên khắp đất nước Nhật bản. Loại vườn này gắn với một nghi lễ mà được xem là dấu ấn văn hoá đặc sắc của người Nhật - thưởng trà (chanoyu). Chaniwa là từ ghép từ hai từ : cha (trà) và niwa (viên), có nghĩa là vườn trà  trong tiếng Việt.

 

 Chinawa là loại vườn thiết kế gắn liền với trà thất (chashitsu) nơi sẽ diễn ra trà đạo. Hay nói cách khác là trà thất nằm trong khuôn viên Chaniwa trầm mặc.

KARESANSUI - VƯỜN KHÔ THEO PHONG CÁCH NHẬT BẢN


Vườn khô Karesansui  thường được xem là loại vườn đặc trưng nhất của văn hóa Nhật bản.  Loại vườn này đã có từ thời  Muromach (1392-1568).
 

Sở dĩ được gọi là vườn khô vì cấu trúc của vườn này chủ yếu dựa trên cát, sỏi, đá, các loại bonsai được cắt tỉa cẩn thận và đôi khi kết hợp với các cây lớn đã trồng trước. Các loại cây lớn trồng sát bên thường là loại có hoa để làm nền cho khuôn vườn thêm ý nghĩa. Trong nhiều khuôn vườn, rêu mốc cũng làm tăng thêm vẻ đẹp thâm trầm của đá. Nói chung là không có yếu tố ao hồ trong cấu trúc của karesansui.

ZEN GARDEN - NÉT VĂN HÓA NHẬT BẢN ĐẶC SẮC


Bước chân đến Nhật, trừ những khu phố hội quá đông vui, luôn chật kín bước chân người,  thật không khó để tìm thấy những khuôn vườn mang đậm nét truyền thống đặc sắc.

Xuất phát từ thời kỳ Asuka (538 – 710), chịu ảnh hưởng một phần từ Trung Quốc, nghệ thuật trang trí vườn của người Nhật là một nét văn hóa đặc sắc và ngày càng phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.